Kinh nguyệt là dấu hiệu sự trưởng thành ở phái nữ. Bắt đầu từ thời kỳ dậy thì đến thời mãn kinh. Đây là hiện tượng máy chảy ở tử cung có tính chất chu kỳ. Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện mỗi tháng 1 lần ở nữ giới. Rối loạn kinh nguyệt là một căn bệnh không lạ ở hầu hết phái nữ. Nếu sức khỏe tốt, kinh nguyệt ở nữ giới thường đến đúng và đều. Nhưng khi sức khỏe không tốt, kinh nguyệt ở nữ giới sẽ bị thất thường. Điều này sẽ phản ánh đúng về sức khỏe và tâm sinh lý nữ giới ở thời điểm đó. Vậy nguyên nhân của việc kinh nguyệt không đều ở phụ nữ là gì? Các dấu hiệu nhận biết như thế nào? Và làm sao để khắc phục cùng điều trị nó? Hãy cùng tìm lời giải đáp ở bài viết bên dưới nhé!
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Được phân chia thành hai phần: chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung. Cụ thể như sau:
- Chu kỳ buồng trứng được phân chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể
- Chu kỳ tử cung được phân chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn tăng sinh, giai đoạn chế tiết tương ứng và hành kinh
Nếu hệ thống nội tiết tố nữ bên trong cơ thể người phụ nữ hoạt động nhịp nhàng và trật tự, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến đều đặn hàng tháng. Ngược lại, nếu có bất kỳ rối loạn nào trong cơ thể diễn ra, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị rối loạn theo.
Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
– Do sự mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Có thể là tăng hoặc giảm về lượng nội tiết. Đây cũng là lý giải cho tình trạng này ở tuổi dậy thì, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
– Do mắc các bệnh phụ khoa. Như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Thông thường, với các bệnh này thì sẽ đi kèm với các biểu hiện bất thường khác. Ví dụ như giảm cân nhanh, đau bụng dữ dội, rong huyết (ra máu bất thường), sốt,…
– Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc co mạch…. đặc biệt là thuốc tránh thai, phá thai. Khi sử dụng những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định gây hại cho sức khỏe. Trong đó có tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: tâm lý lo âu sợ hãi, stress, đau buồn quá độ. Việc sử dụng chất kích thích, cuộc sống không lành mạnh cũng gây kinh nguyệt không đều ở nữ giới.
Dấu hiệu khi phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
Khi kinh nguyệt bị rối loạn, sẽ có một số triệu chứng quan sát được như:
- Số ngày ra máu kinh: dưới 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày
- Chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày hoặc chu kỳ không đều (khi ngắn, khi dài và không đều đặn)
- Số lượng máu kinh mỗi kỳ: Ra quá nhiều (trên 150ml), rong kinh, hoặc quá ít (dưới 50ml)
- Hoặc bị các hiện tượng bất thường như vô kinh, bế kinh, rong huyết (tức ra máu bất thường)
- Tính chất của máu kinh bất thường: Vón cục, màu đỏ tươi, đen hoặc nâu đen…
- Bị đau bụng dưới, đau lưng nhiều.
Các hậu quả của việc bị rối loạn kinh nguyệt
– Thiếu máu do kinh nguyệt kéo dài. Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
– Ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Chị em sẽ không biết được khi nào là thời cơ để “yêu” giúp tăng cơ hội thụ thai. Do đó, rối loạn kinh nguyệt làm ảnh hưởng lớn tới việc thụ thai. Rất nhiều trường hợp chậm có em bé hoặc khó có em bé vì kinh nguyệt không đều.
– Gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe như dễ bị stress, bốc hỏa, khó ngủ,…
– Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ, làm vợ của chị em.
Khắc phục hậu quả rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi sinh nở, dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh. Đặc biệt nếu kinh nguyệt không đều trong giai đoạn sinh nở thì nên điều trị sớm. Nhằm để tránh ảnh hưởng tới “thiên chức làm mẹ”.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, việc ổn định và cân bằng nội tiết tố chính là cách tốt nhất giúp khắc phục hiệu quả chứng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là nên bổ sung estrogen bằng các thực phẩm có chứa tinh chất thảo dược.
Nếu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là do sử dụng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai. Thì chị em nên dừng sử dụng thuốc. Sau đó, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Còn nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý phụ khoa thì chị em cần đi thăm khám để được điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao điều độ và giữ tinh thần thoải mái sẽ góp phần cải thiện nhanh tình trạng kinh nguyệt ở phụ nữ. Chị em cũng nên bổ sung thêm viên uống chứa sắt hữu cơ, dầu mè đen để ngăn ngừa thiếu máu và vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm chuyên dụng chứa Nano bạc để ngăn ngừa viêm nhiễm.
Nguồn: suckhoedoisong.vn