Sở Công Thương tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Yên Bái và thương vụ Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài. Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái trong bối cảnh tình hình dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Giới thiệu sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp Yên Bái
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái trong bối cảnh tình hình dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Yên Bái và thương vụ Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái. Cục Xúc tiến thương mại, đại diện Thương vụ Việt Nam tại. Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pakistan, Indonesia; đại diện các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt với sự góp của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh Yên Bái.
Lợi thế của các doanh nghiệp Yên Bái
Với lợi thế là tỉnh miền núi, có tiềm năng đất đai, khoáng sản rất lớn. Qua nhiều năm tập trung đầu tư phát triển, tỉnh Yên Bái đã hình thành được một số vùng khai thác mỏ. Vùng nguyên liệu nông, lâm sản tập trung tạo ra sản phẩm công – nông nghiệp đa dạng và phong phú. Nhiều sản phẩm của Yên Bái đã trở thành thế mạnh trong xuất khẩu như: các sản phẩm khoảng sản, sản phẩm chè, quế, gỗ rừng trồng, giấy đế, tinh bột sắn, miến đao, măng tre Bát Độ.
Thị trường xuất khẩu của các sản phẩm khoáng sản chủ yếu sang các nước và vùng lãnh thổ như. Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Bruney, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Sri Lanka. Các sản phẩm nông, lâm sản chủ yếu xuất sang các thị trường như. Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore…
Các sản phẩm có khả năng xuất khẩu
Tại hội nghị, đại diện Thương vụ Việt Nam tại các nước. Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Indonesia và Trung Quốc đã thông tin về tiềm năng lợi thế của các nước. Tình hình xuất khập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường này. Nhu cầu thị trường, xu thế tiêu dùng hiện tại và các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Trong đó có các sản phẩm đặc trưng của Yên Bái có tiềm năng xuất khẩu như. Mật ong, chè, măng tre Bát Độ, tinh dầu quế, tinh bột sắn, sản phẩm gỗ rừng trồng, bột đá và đá vôi trắng…
Để các sản phẩm của Yên Bái có thể đến được nhiều thị trường trên thế giới. Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã, nguồn gốc, xuất xứ, dịch vụ sau bán hàng. Các doanh nghiệp cũng phải lưu ý đến các vấn đề về Luật Thương mại quốc tế, các vấn đề về thuế, hải quan; xác minh mức độ uy tín của đối tác để tránh rùi ro; cần có cán bộ am hiểu tiếng để thuận tiện trong giao dịch với các đối tác; quan tâm đến các vấn đề về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, các quy định riêng của các nước để đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch…
Kết nối doanh nghiệp với thị trường
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đánh giá cao công tác tổ chức hội nghị. Qua đó doanh nghiệp được kết nối với nhiều thị trường. Để hiểu hơn về nhu cầu thị trường cũng như quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ đó, doanh nghiệp lên kế hoạch định hướng đầu tư theo chiều sâu, chế biến sâu, chế biến tinh. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng với các thị trường khó tính.
Các doanh nghiệp cũng đã nêu những thuận lợi. Khó khăn trong xuất khẩu đồng thời mong muốn tỉnh tiếp tục tổ chức các hội nghị kết nối với các thị trường khác trên thế giới. Đặc biệt là thị trường châu Âu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp xúc với nhiều công nghệ mới. Mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường.
Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – nhấn mạnh. Trong những năm tới, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xác định. Phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, tập trung công nghiệp chế biến. Đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến gỗ của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các mặt hàng thế mạnh
Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh. Các doanh nghiệp trên địa bàn cần năng động, sáng tạo trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Tiếp cận mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỉnh Yên Bái mong muốn thời gian tới.
Thương vụ Việt Nam tại các nước, nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm. Phối hợp nhiều hơn nữa của các cơ quan, tổ chức về xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Đặc biệt là Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương để hỗ trợ tỉnh Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu…
Nguồn: congthuong.vn