Từ tỉnh miền núi có diện tích đất nương đồi trồng ngô lớn nhất nước, Sơn La đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước với tổng diện tích trên 70.000 ha. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu của tỉnh năm 2019 đạt 140,16 triệu USD, chiếm 93,29% giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu nông sản ngày càng được mở rộng như Trung Quốc, Campuchia, Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Sơn la điểm sản xuất nông sản xuất khẩu
Những năm gần đây, Sơn La nổi lên là một trong những điểm sáng xuất khẩu nông sản, khi hàng loạt loại quả chủ lực như xoài, nhãn, chanh leo… liên tục được cấp phép đến nhiều thị trường khó tính. Đạt được kết quả này là do tỉnh xác định xây dựng vùng nguyên liệu nông sản an toàn, ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh xúc tiến thương mại (XTTM).
Từ tỉnh miền núi có diện tích đất nương đồi trồng ngô lớn nhất nước, Sơn La đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành một trong những vựa cây ăn quả lớn nhất cả nước. Xác định chất lượng là yếu tố hàng đầu giúp nông sản chinh phục được người tiêu dùng, đến nay, tỉnh Sơn La có hơn 9.780ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn VietGAP, GlobalGAP.
Cùng với đó, 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và đã có thương hiệu như: Cà phê Sơn La, cam Phù Yên, nhãn Sông Mã, xoài tròn Yên Châu, chè Shan tuyết Mộc Châu, rau an toàn Mộc Châu, chè Ô Long Mộc Châu, chè Tà Xùa và mật ong Sơn La… Tỉnh cũng đang triển khai thực hiện thí điểm sản xuất 11 sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại các huyện, thành phố và được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hưởng ứng…
Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho nông sản Sơn La
Có được sản phẩm đã khó, tìm được đường “xuất ngoại” cho sản phẩm còn khó khăn hơn. Theo đó, một kinh nghiệm quan trọng là UBND tỉnh Sơn La và các địa phương. Ngành đã đặc biệt quan tâm đến công tác XTTM, quảng bá nông sản. Tìm kiếm và mở rộng thị trường. Chỉ tính từ năm 2017 đến nay, đã có trên 100 sự kiện quảng bá hàng nông sản Sơn La được tổ chức với các quy mô khác nhau. Đáng chú ý, công tác XTTM được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Thậm chí, Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp đứng ra xúc tiến tiêu thụ. Xây dựng thành công hình ảnh cho nông sản Sơn La.
Nhờ đó, các sự kiện như Tuần lễ nhãn và nông sản Sơn La tại Hà Nội; Lễ hội mận Mộc Châu; Ngày hội nhãn Sông Mã; Ngày hội xoài Yên Châu; Hội nghị xúc tiến đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La… đã mang lại dấu ấn tốt đẹp. Những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt từ Tỉnh ủy. UBND tỉnh Sơn La đã tạo làn sóng tới các cấp, ngành. Xác định xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động trọng tâm của cả hệ thống chính trị và có cách làm bài bản, trách nhiệm trong từng khâu, nhiệm vụ được phân công.
Các giải pháp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng
Năm nay, dịch Covid-19 khiến công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản không thuận lợi. Nắm bắt được tình hình, UBND tỉnh Sơn La đã nhanh chóng chuyển hướng tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến, tiêu thụ. Xuất khẩu sản phẩm nhãn giữa điểm cầu vùng trồng nhãn Sông Mã với điểm cầu tại tỉnh Quảng Tây. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường Trung Quốc.
Các giải pháp đồng bộ đã giúp nông sản Sơn La được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản… Nhờ vậy, đến nay, thị trường xuất khẩu nông sản của Sơn La đã ngày càng được mở rộng tới nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia…
Xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu
Tỉnh Sơn La xác định tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Tăng cường thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh xây dựng các cơ sở. Bao tiêu và ký kết hợp đồng xuất khẩu…, hướng tới xuất khẩu bền vững.
8 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh Sơn La đã xuất khẩu 20.400 tấn cà phê; 6.200 tấn chè; 35.000 tấn tinh bột sắn; trên 4.200 tấn nhãn; trên 7.800 tấn xoài; 1.250 tấn chanh leo; 500 tấn rau; 264 tấn mận hậu; 1.750 tấn chuối… sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…; chiếm trên 15% sản lượng nông sản tiêu thụ. Giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt trên 70 triệu USD.
Nguồn: congthuong.vn