Nợ xấu là dấu hiệu của chất lượng cho vay kém, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp. Đe dọa khả năng thanh khoản, hạn chế phát triển hoạt động tín dụng. Làm giảm uy tín của ngân hàng và các tôt chức tín dụng, là nguyên nhân rủi ro lãi suất; làm giảm thu nhập của ngân hàng; nếu nguồn bù đắp rủi ro không đủ, nợ xấu sẽ ăn vào vốn tự có của ngân hàng… cuối cùng nợ xấu là nhân tố giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cho biết, đến cuối năm 2020, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chiếm 1,91% tổng dư nợ
Đây là con số sau khi các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 11.500 khách hàng với tổng dư nợ đạt 45.200 tỷ đồng. Miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 5.000 khách hàng. Tổng số tiền miễn giảm đạt hơn 75 tỷ đồng. Cho vay mới với lãi suất ưu đãi đạt 445.684 tỷ đồng cho hơn 37 nghìn lượt khách hàng.
Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng tại Hà Nội đạt 2.314.506 tỷ đồng, tăng 9,58%. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp – nông thôn đạt 190.333 tỷ đồng, chiếm 9,09%; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 110.228 tỷ đồng, chiếm 5,27%; dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 395.541 tỷ đồng, chiếm 18,9%; cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 52.006 tỷ đồng, chiếm 2,49%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 8.329 tỷ đồng, chiếm 0,4%; cho vay chính sách xã hội đạt 9.836 tỷ đồng, chiếm 0,47%; dư nợ cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đạt 549.520 tỷ đồng.
Cũng theo số liệu nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng vấn đang tiếp tục tăng trưởng. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng và chấp hành các quy định tín dụng an toàn.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 3.957.300 tỷ đồng, tăng 12,91% so với cuối năm 2019
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, tại các ngân hàng thương mại, lãi suất huy động được điều chỉnh giảm đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng theo các quyết định điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Kéo theo lãi suất các kỳ hạn từ trên 6 tháng, 12 tháng đồng loạt giảm.
Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND giảm so với năm 2019. Phổ biến ở mức 5,5-8,0%/năm đối với ngắn hạn. 7,5-9,5%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.
Với những con số đã đạt được như trên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá. Trong kết quả chung của ngành ngân hàng có sự đóng góp rất quan trọng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Thống đốc ghi nhận và biểu dương những kết quả hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã đạt được trong năm 2020.
Sang năm 2021, Phó Thống đốc yêu cầu. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19. Chỉ đạo tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thực hiện chỉ định theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định của pháp luật. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát. Không chỉ là đối với kế hoạch của năm 2021 mà bổ sung những việc còn tồn đọng của năm 2020.
Chính sách ngân hàng áp dụng cho từng đối tượng
Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tiếp tục coi trọng và triển khai thực hiện tốt việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Giảm lãi suất, cơ cấu lại một cách hợp lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Trong điều kiện khó khăn hiện nay, Phó Thống đốc đề nghị các ngân hàng thương mại càng khó khăn càng phải kiểm soát chặt chẽ các quy định trong hoạt động tiền tệ, tín dụng. Thực hiện đúng các quy định, đặc biệt trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng.
Đồng thời, tiếp tục quản lý tốt vấn đề ngoại tệ. Đặc biệt trong vấn đề chuyển tiền thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như chuyển tiền ra nước ngoài. Các ngân hàng thương mại cần tuân thủ chặt chẽ những quy định về quản lý ngoại tệ.
Nguồn: vneconomy.vn