Giá lúa gạo trong nước ngày 19/1 có dấu hiệu tăng nhẹ

Gạo đang là một trong số ít những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương trong nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá lúa gạo xuất khẩu đang tăng cao, giúp gạo Việt ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường. Cơ hội đang rộng mở cho gạo Việt Nam là có. Vấn đề còn lại là chúng ta cần tiếp tục khuyến cáo nông dân kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để hạt gạo của Việt Nam tiếp tục thắng lớn.

Giá lúa gạo trong nước

Giá gạo xuất khẩu tăng cao đẩy giá lúa tại thị trường trong nước ổn định ở mức cao trong 3 ngày nay. Giá lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cụ thể như sau: Tại An Giang, lúa OM 6976 ở mức 6.900 đồng/kg; lúa Jasmine: 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.950 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 7.200 đồng/kg; OM 5451 giá 7.000 đồng/kg; lúa Jasmine: 7.000 đồng/kg; OM 9577 và OM 9582 chung mức giá 7.000 đồng/kg; nếp tươi Long An giá từ 6.400 – 6.600 đồng/kg; nếp tươi An Giang ở mức 5.800 đồng/kg…

Giá lúa gạo trong nước có xu hướng tăng
Giá lúa gạo trong nước có xu hướng tăng

Tại An Giang, giá lúa OM 0577, OM 9582 ở mức 7.000 đồng/kg; IR 504 ở mức 6.900 đồng/kg; Đài thơm 8 7.300 đồng/kg; OM 5451 6.900 đồng/kg; OM 6976 7.000 đồng/kg; lúa Jasmine 7.000 đồng/kg; OM 9577 6.900 đồng/kg; OM 9582 6.900 đồng/kg; nếp khô 7.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Cụ thể, gạo nguyên liệu NL IR 504 ở mức 10.100 đồng/kg; gạo NL OM 5451 ở mức 10.400 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 10.400 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu TP IR 504 ở mức 11.600 đồng/kg.

Trong khi giá gạo xuất khẩu ổn định, giá gạo trong nước tăng mạnh. Cụ thể, gạo thơm Jamines 16.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; gạo trắng thường 14.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg; gạo Sóc thương 16.400 đồng/kg, tăng 1.900 đồng/kg; gạo Sóc thái 20.500 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo về ít, giá lúa gạo tiếp tục neo ở mức cao. Giá gạo tiếp tục giữ vững ở mức cao do nhu cầu mua đều và đặc biệt là nhu cầu từ kho gạo chợ làm hàng tết. Với mặt hàng nếp, giá lúa nếp có xu hướng tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng.

Nhu cầu gạo trên thị trường quốc tế

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 500-505 USD/tấn. Tính đến giữa tháng 1/2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đi Châu Phi tăng trở lại, cao hơn lượng xuất khẩu trong cả tháng 12. USDA dự báo, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu mạnh hơn từ Bangladesh.  Và sản lượng xuất khẩu tăng  mạnh hơn từ Ấn Độ.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam
Gạo xuất khẩu của Việt Nam

Theo các thương nhân kinh doanh lúa gạo, ngày 3.1.2021, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới lại tăng khoảng 7 USD/tấn. Nâng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao nhất 505 USD/tấn. Là mức cao kỷ lục trong 9 năm gần đây.

Nguyên nhân giá gạo xuất khẩu tăng được nhận định là do nguồn cung không nhiều, trong khi Philippines tiếp tục thu mua.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong năm 2020, giá gạo tăng mạnh đã khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cao trong khi sản lượng xuất khẩu giảm.

Lúa gạo xuất khẩu Việt Nam
Lúa gạo xuất khẩu Việt Nam

Trong khi đó, thị trường Philippines đang đẩy mạnh việc nhập khẩu gạo. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp được coi là tác nhân khiến giá lúa gạo tăng cao do nhu cầu dự trữ của nhiều nước cũng tăng.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên – Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Ông dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 1/2021 vẫn tốt khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, Châu Phi… tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của nước ta.

Nguồn: congthuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *