Máy bay không người lái theo dõi sự sinh trưởng của cây trồng

Máy bay không người lái theo dõi sự sinh trưởng của cây trồng

Việt Nam vốn là một đất nước có khí hậu nhiệt đới và nền nông nghiệp phát triển mạnh. Chúng ta đã không còn xa lạ với hình ảnh người nông dân ngày ngày ra đồng chăm sóc cho cây trồng. Điều này nhằm nhanh chóng phát hiện ra những mầm bệnh đang sinh trưởng trên cây trồng để có kế hoạch phun thuốc trị bệnh phù hợp. Nhưng cách theo dõi truyền thống này quá truyền thống và phổ thông, tốn rất nhiều công sức. Hơn nữa với những nông trường lớn hàng nghìn héc-ta thì việc này càng không khả thi. Thấu hiểu nỗi trăn trở của những người nông dân, mới đây công nghệ trí tuệ nhân tạo đã cho ra mắt sản phẩm mới. Đó là máy bay không người lái được tích hợp chức năng có thể theo dõi sự sinh trưởng của cây trồng.

Máy bay không người lái chăm sóc cây trồng do người Việt Nam chế tạo

Sự xuất hiện của những chiếc máy bay tích hợp AI mang thương hiệu MiSmart chính thức được giới thiệu. Đây là kết quả sau quá trình nghiên cứu của nhóm phát triển do 2 nhà khoa học trẻ là Phạm Thanh Toàn và Trần Phi Vũ dẫn đầu. Đây có thể xem là một bước tiến vượt bậc của khoa học công nghệ Việt Nam.

Bước tiến mới trong công nghệ AI

Nó được giới thiệu là một loại thiết bị bay không người lái (UAV). Được tích hợp chức năng AI điều khiển bay thám sát để tìm kiếm khu vực bị nhiễm sâu bệnh. Theo nghiên cứu, những chiếc drone này còn có khả năng phun thuốc đúng chỗ cây trồng bị bệnh. Hỗ trợ người nông dân tiết kiệm đến 99% thuốc trừ sâu do phát hiện chậm trễ sâu bệnh. Đây là doanh nghiệp và sản phẩm đoạt giải nhất tại cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam (Viet Solution) do Bộ TT&TT tổ chức.

Những tính năng Drone AI được tích hợp

Drone của MiSmart được thiết kế hoàn toàn bằng sợi carbon fiber. Được nghiên cứu cứng hơn 5 lần so với titanium và nhẹ hơn nhôm. Drone có khả năng chở được 22 lít nước/thuốc với thiết kế phun sương. Khi phun hóa chất, thuốc sẽ được làm mịn với kích thước 100nm, tăng khả năng thẩm thấu của cây trồng lên đến 90% và tiết kiệm 99%.

Vươn tới tích hợp công nghệ Drone AI

Drone của MiSmart được thiết kế với chế độ bay phù hợp nhiều loại địa hình, như đồng ruộng bằng phẳng. Hoặc là vườn cây ăn trái, đồi núi dốc. MiSmart có nhà máy với năng lực sản xuất 100 Drone/ tháng. Hiện nay đã bán được hơn 20 Drone nông nghiệp với ứng dụng AI. Đồng thời hợp tác với các công ty làm dịch vụ phun tưới… doanh thu đạt hơn 4 tỷ đồng. MiSmart dự kiến doanh thu năm 2020 là 10 tỷ đồng và tăng trưởng 50% mỗi năm.

Trước đây, để triển khai Drone AI phải dùng Drone có camera sensor cận hồng ngoại (sử dụng camera AI) với giá rất đắt. Nhưng với cách làm của MiSmart, chỉ là camera có độ phân giải cao giá rẻ hơn. Nhưng nhờ phần mềm ứng dụng AI nên hiệu quả hơn. Thiết bị Drone do Công ty MiSmart nghiên cứu và thiết kế với tỷ lệ nội địa hoá trên 70%.

Tích hợp AI để diệt sâu bệnh bằng máy bay không người lái

Bằng việc sử dụng drone, sản phẩm của MiSmart có khả năng khoanh vùng sâu bệnh, Sau đó thông báo qua bảng điều khiển. Từ đó, giải quyết được việc lạm dụng thuốc trừ sâu. Đồng thời giúp tiết kiệm tối đa về mặt chi phí. Tránh được các lãng phí phân thuốc và thiệt hại về cây trồng. Những chiếc drone này còn được lập trình để hỗ trợ phun thuốc trên một diện tích đất nông nghiệp lớn. Có khả năng di chuyển linh hoạt bay lên, hạ xuống hoặc chuyển hướng theo địa hình.

Không sử dụng camera AI để tiết kiệm chi phí

Nhằm giảm thiểu tối đa giá thành sản phẩm, MiSmart không cần sử dụng camera AI. Thay vào đó, chỉ sử dụng những chiếc camera có độ phân giải cao, giá rẻ. Sau khi drone chụp ảnh gửi về máy chủ, những hình ảnh chụp được mới thông qua AI để phân giải. Drone sẽ tiếp tục bay ra những điểm bất thường đó. Sau đó ghi nhận thêm hình ảnh để chắc chắn là vùng đó có bị sâu bệnh hay không. Đây là những điểm vượt trội của công nghệ AI mà mắt thường khó có thể nhận dạng được.

Drone của MiSmart hoạt động hiệu quả hơn tới 40 lần nhờ sử dụng radar so với việc phun thuốc truyền thống. Radar này sẽ dựa theo diện tích quết được đất bên dưới. Sau đó tự động duy trì khoảng cách phun hợp lý, tiết kiệm thuốc.

Nỗ lực tự mày mò nghiên cứu làm UAV trong 2 năm

Việc chế tạo những chiếc drone tích hợp trí tuệ nhân tạo được thực hiện kéo dài trong 2 năm. Là công sức của cá nhân anh cùng với một người bạn cấp 3 là anh Trần Phi Vũ. Anh Vũ hiện vẫn đang đảm nhiệm vị trí giám đốc công nghệ (CTO) trên mặt bằng dự án này.

Do tìm thấy điểm chung về việc mong muốn tại ra một giải pháp hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Anh Toàn và Vũ đã cùng ngồi lại với nhau và thành lập nên MiSmart . Một dự án chuyên chế tạo những chiếc drone chuyên dụng để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đây được xem là sự kết hợp khá tình cờ khi hai người bạn này vô tình gặp lại nhau vào dịp Tết nguyên đán. Ở thời điểm đó, anh Vũ vẫn còn đang học chương trình tiến sĩ về thiết bị bay không người lái tại đại học New South Wales (Australia). Với Phạm Thanh Toàn, đây là lúc mà anh đã đúc rút được nhiều năm kinh nghiệm. Được rút ra trong việc phát triển các phần mềm machine learning và trí tuệ nhân tạo.

Nhóm phát triển drone của MiSmart

Sau khoảng 2 năm lên ý tưởng và bắt tay vào hoàn thiện, giờ đây những chiếc drone của MiSmart đã thương mại hóa. 2 mẫu drone khác nhau là Mis GA-22 và Mis TH-16 đã được phát hành trong 6 tháng. Người nông dân có thể sử dụng drone ở chế độ tự động, bán tự động hoặc bằng tay. Thiết bị được thiết kế chống bụi, chống nước. Nó cũng có thể gấp gọn lại sau khi sử dụng.

Vươn tới khát vọng số hóa ngành nông nghiệp Việt

Kết quả bước đầu cho thấy, sản phẩm của doanh nghiệp này đã bắt đầu có những phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Các mẫu drone đều hoạt động tốt với độ ổn định cao, chưa mẫu drone nào gặp phải sự cố. Sau 6 tháng thương mại hóa, công ty của anh Toàn đã có khoảng 4 tỷ doanh thu. Theo anh Phạm Thanh Toàn, mô hình kinh doanh của MiSmart sẽ bao gồm việc bán drone hoặc cho thuê thuê dịch vụ. Nếu muốn mua đứt, mỗi thiết bị drone do MiSmart phát triển có giá từ 200-250 triệu đồng.

Do điều kiện đặc thù về trình độ của người điều khiển drone, khách hàng của MiSmart bị giới hạn. Chủ yếu của MiSmart không phải trực tiếp người nông dân mà là các hợp tác xã nông nghiệp. Lớn hơn nữa là những công ty phun tưới và các tập đoàn nông nghiệp. Đây là những nhóm đối tượng đã có trình độ nhất định, do vậy việc chuyển giao công nghệ sẽ dễ dàng hơn.

Những khó khăn khi đưa sản phẩm vào thị trường

Sau hơn 2 năm tự tìm tòi phát triển drone, vị CEO này cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn nhất trong quá trình phát triển drone là ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam hiện vẫn còn yếu. Công ty của anh Toàn hiện đã làm chủ được việc sản xuất bộ phận cơ khí và khung carbon của drone. Phần software công ty này cũng tự mình phát triển. Tuy nhiên, với motor, pin,… là những cấu phần quan trọng của drone, MiSmart vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sắp tới, MiSmart muốn tìm kiếm thêm các đối tác có trụ sở tại Việt Nam để giải quyết bài toán về linh phụ kiện.

Máy bay có khả năng quy hoạch diện rộng cánh đồng

Hơn nữa, giấy phép bay cũng là một rào cản trở ngại mà MiSmart hy vọng có thể giải quyết được. Hiện không phải khách hàng nào của công ty cũng có thể xin được giấy phép. Đây là một khó khăn của MiSmart trong việc đưa sản phẩm đến với thị trường.

Tuy còn mới và gặp nhiều khó khăn, nhưng sự xuất hiện của các dự án giàu tham vọng như MiSmart. Tất cả được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyển đổi số bằng việc đưa các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới vào trong quá trình sản xuất, đó chính là cách duy nhất để ngành nông nghiệp Việt Nam có thể theo kịp với bước tiến của thế giới.

Xem thêm bài viết:

Giới Trẻ Việt Trở Thành Khách Hàng Mục Tiêu Mới Của Nhà Mạng ITel

Nguồn: vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *