Vì đâu bé trai 13 tháng tuổi bị hoại tử ruột non, điều các bà mẹ cần lưu ý

Một bé trai mới 13 tháng tuổi nhưng đã bị hoại tử ruột. Cậu bé có một đoạn ruột lòi ra ngoài hậu môn bốc mùi hôi thối. Khi gia đình đưa bé đến bệnh viện thì tình trạng của bé đã rất nguy kịch. Vậy nguyên nhân là do đâu? Đâu là điều các bà mẹ cần tránh trong chăm sóc con nhỏ. Vì chỉ cần một phút lơ là đã có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Có khi không sửa chữa được lỗi lầm. Chúng ta cùng tìm hiểu qua câu chuyện dưới đây!

Một bé trai 13 tháng tuổi bị hoại tử ruột

Theo nguồn tin từ trang Vnexpress. Vào sáng ngày 30/12 một cậu bé mới 13 tháng tuổi đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Cậu bé nhập viện trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Có nhiều dấu hiệu không tốt như mệt, đau bụng, bụng chướng căng, bí đại tiện 3 ngày. Đặc biệt là có một đoạn ruột lòi ra ngoài hậu môn. Đoạn ruột này dài khoảng 8cm đã có dấu hiệu hoại tử thâm đen và bốc mùi hôi.

Một bé trai 13 tháng tuổi bị hoại tử ruột
Một bé trai 13 tháng tuổi bị hoại tử ruột

Ngay lập tức y bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, siêu âm ổ bụng. Họ đã phát hiện cháu bị lồng ruột. Hiện tượng lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường. Mà nó lại “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Điều này khiến cho máu đến đoạn ruột bị tắc lại không thể lưu thông. Ngay sau khi hội chẩn bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ thực hiện tháo lồng và cắt bỏ nhiều đoạn ruột đã hoại tử.

Vậy là sau hơn 6 ngày điều trị, ngày 5/1 bé qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi đặc biệt tại bệnh viện.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lồng ruột, cha mẹ nên chú ý

Qua trường hợp trên có thể thấy được, nếu như trong quá trình chăm con các bậc phụ huynh không có những lưu ý và quan sát nhất định. Điều đó có thể khiến các bé rơi vào tình trạng nguy kịch mà phụ huynh không hề hay biết. Hãy điểm qua các dấu hiệu dưới đây để nhận biết hiện tượng trẻ bị lồng ruột.

Lồng ruột có thể dẫn tới bé bị hoại tử ruột
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lồng ruột, cha mẹ nên chú ý

Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng theo cơn. Sẽ thường xuyên biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội. Trẻ có xu hướng ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.

Nôn: Nếu bệnh ở giai đoạn đầu bé có thể chỉ đơn thuần nôn ra thức ăn. Còn ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.

Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu. Việc đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm ngay sau cơn đau hoặc xuất hiện muộn sau 24h. Đây là dấu hiệu sẽ xuất hiện ở 95 % trẻ còn bú khi bị lồng ruột.

Hiện tượng lồng ruột ở trẻ có thể khiến hoại tử ruột
Hiện tượng lồng ruột ở trẻ là do đâu

Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng bệnh lý của trẻ.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lồng ruột ở trẻ nhỏ

Tính đến thời điểm hiện tại có tới 90% các ca lồng ruột là không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau.

Hiện tượng viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra. Trong một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm Rotavirus, loại virus thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ.

Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột và trẻ em nam là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột. Hiện nay có tới 90% các ca lồng ruột ở trẻ không rõ nguyên nhân.

Vậy nên các mẹ cần vô cùng lưu ý đến tình trạng sức khỏe của con trong quá trình chăm con. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào về sức khỏe nhưng chưa rõ nguyên nhân thì cũng nên cho con đến bệnh viên thăm khám.

Nguồn:Phunusuckhoe.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *