Liệu gỗ keo có phù hợp để sử dụng trong kiến trúc nội thất không?

Gỗ là vật liệu rất thông dụng trong đời sống hằng ngày. Hiện nay, gỗ còn có xu hướng được sử dụng nhiều vào việc thiết kế và trang bị nội thất. Tuy nhiên, tuỳ vào từng đặc tính và giá trị sử dụng khác nhau mà chọn loại gỗ thích hợp. Gỗ cao cấp thì có gỗ cẩm lai, gỗ xưa, gỗ nu,… Một số loại khác rẻ hơn như gỗ xoan, gỗ keo,… Đặc biệt, đối với gỗ keo, mặc dù giá thành tương đối thấp nhưng chất lượng lại được đánh giá cao. Với những đặc tính cũng như ưu điểm của mình, gỗ keo được nhiều nhà sản xuất, nhà thiết kế lựa chọn làm vật liệu cho các sản phẩm nội thất. Vậy, liệu những sản phẩm làm từ gỗ keo có thật sự tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Sơ lược về gỗ keo

Cây keo thuộc loài cây lấy gỗ, thuộc nhóm III. Thân cây có màu vàng trắng và có các vân gỗ. Gỗ keo thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kiến trúc. Với công dụng đa năng, loại gỗ này được đánh giá là rất phù hợp với các dự án lâm nghiệp thương mại.

Gỗ keo

Trong tiếng Anh nó có tên gọi chung là wattle (cây keo Úc). Đối với các loài ở châu Phi và châu Mỹ thì gọi là acacia (cây keo). Cây keo có sức sống mãnh liệt nên tương đối dễ trồng. Dù ở những nơi có điều kiện thời tiết và dinh dưỡng khắc nghiệt, cây vẫn có thể phát triển. 

Đặc điểm của cây keo

Cây keo có thân thẳng, cuống lá dạng phẳng và bẹt, hướng lên trên. Đặc điểm này giúp bảo vệ cây khỏi ánh sáng gay gắt từ mặt trời. Đây là lý do dẫn đến việc chúng chắn ít ánh sáng hơn so với các loại cây có lá nằm ngang. Ở một số cây keo, cành của chúng có dạng lá, thiếu mất cả lá lẫn cuống dạng lá. Một số khác thì thân cây có gai, nhất là ở những loài sinh trưởng ở nơi khô cằn. Cành cây của chúng thường ngắn, cứng và sắc.

Rừng cây keo

Trước nay, gỗ keo thường được ứng dụng trong nền công nghiệp sản xuất giấy. Thế nhưng ngày nay, với quy mô ngày càng lớn, chúng được ứng dụng nhiều hơn vào thi công và thiết kế nội thất. Ở Việt Nam, cây keo được trồng phổ biến ở mọi nơi và được nhân rộng ra nhiều khu vực. Tại miền Bắc, cây keo được trồng chủ yếu ở Thái Nguyên, Lào Cai…

Một số loại gỗ keo phổ biến hiện nay

Keo lai: Đây là loại gỗ sức sống vô cùng mãnh liệt. Chúng có thể thích nghi trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Bên cạnh đó, cây còn chống chịu được các loại sâu bệnh rất tốt. Có thể dễ dàng bắt gặp loại keo này ở các tỉnh Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ khác.

Keo ghép thanh: Gỗ keo ghép thanh chính là những thanh gỗ nhỏ đã được qua xử lý. Chúng sẽ được dùng để hấp, sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại. Dòng gỗ này được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Loại gỗ này có khá nhiều ưu điểm. Mẫu mã của chúng rất đa dạng, không bị co ngót, cong vênh, mối mọt. Chưa kể, gỗ keo ghép thanh còn có có khả năng chống xước, chống va đập tốt. Độ bền màu cao giúp mang lại giá trị kinh tế lớn.

Keo dậu: Còn được biết đến với tên gọi là keo bình linh. Đây là dòng cây lấy gỗ loại nhỏ. Cây keo dậu có tán rất rộng, vỏ cây thì màu xám, lá thuộc dạng dạng kép lông chim 2 lần chẵn. Ở nước ta, cây keo dậu thường được dùng để làm hàng rào.

Keo vàng: Đây là loại thực vật thuộc họ đậu, còn được gọi là mimosa vàng. Loại cây này thường phân bố chủ yếu tại nước Úc. Chiều cao trung bình của keo vàng khoảng từ 4 – 10m. Vỏ cây thường có màu nâu đậm hoặc xám.

Keo xẻ: Đây là loại keo phổ biến và thông dụng nhất. Chúng thường được nhiều thương lái chọn mua và bán lại cho người tiêu dùng hoặc các nhà sản xuất vật liệu xây dựng, coppha, pallet,… Tuỳ vào mục đích sử dụng mà gỗ keo xẻ sẽ có nhiều loại khác nhau. Ưu điểm của chúng là bền và dai. Trọng lượng động khoảng 2 tấn và tĩnh lên tới 5 tấn

Công dụng của gỗ keo

Cây keo được trồng với quy mô khá lớn và đại trà. Do đó, các loại gỗ keo thường có chất lượng tương đối ổn định. Đồng thời, độ cong vênh của chúng cũng thấp hơn so với các loại gỗ tạp khác. Bên cạnh đó, xét về độ bền cơ học thì cây rất dẻo dai, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

gỗ keo

Gỗ keo lai to, tròn thường được dùng trong quá trình sản xuất đồ nội thất xuất khẩu. Tuỳ vào đường kính của cây mà có các mức giá khác nhau. Đối với loại có đường kính từ 17-18 cm trở lên, giá sẽ cao hơn hẳn so với giá nguyên liệu dùng để sản xuất giấy. Ngoài ra, keo lai còn được dùng để làm gỗ dán, ván dán cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng.

Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Gỗ keo được tận dụng khá nhiều trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Nhiều mẫu mã hàng hoá đa dạng làm từ gỗ keo thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

gỗ keo
Ghế ngồi làm từ gỗ keo

Nhờ vào độ ổn định và bền vững, các sản phẩm nội thất sản xuất từ gỗ keo luôn tạo ra giá trị kinh tế cao. Loại gỗ này được ứng dụng phổ biến trong: nội thất, xây dựng, pallets… Các sản phẩm đều được thiết kể đảm bảo tính công năng và thẩm mỹ.

gỗ keo
Pallet gỗ keo

Một ưu việt khác chính là giá thành. Chúng có mức giá khá hợp lý và cạnh tranh tốt với các loại gỗ tự nhiên hay các gỗ ngoại nhập khác. Dù vậy, gỗ keo vẫn đảm bảo không hề thua kém về mặt chất lượng.

gỗ keo

Việc tận dụng loại gỗ này cùng với sự tiến bộ của công nghệ sẽ tạo ra được những vật dụng chất lượng. Mẫu mã đa dạng, đẹp mắt mà giá thành thì hết sức hợp lý sẽ khiến cho các khách hàng ưa chuộng và tin dùng.

Những điểm cần lưu ý

Tuy nhiên, việc sử dụng gỗ keo cần phải xác định rõ mục đích. Tuỳ vào mục đích mà cân nhắc lựa chọn loại gỗ thích hợp. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của chúng. Gỗ nào có thể chịu được nước thì nên ưu tiên sử dụng trong môi trường nước. Hãy xem xét và ứng biến sử dụng dựa trên chất liệu đi kèm, màu sắc chủ đạo hoặc tỷ lệ tương quan. Đặc biệt, việc lựa chọn và sử dụng gỗ keo phải tôn trọng theo phong cách kiến trúc của chính ngôi nhà.

gỗ keo

Bạn có thể kết hợp gỗ keo với nhiều loại vật liệu khác. Thế nhưng trước đó cần phải nắm được tính ổn định và biến dạng của gỗ. Ngoài những yêu cầu về màu sắc, gỗ còn phải có tính chất lý, hóa phù hợp với kết cấu, biến dạng, chịu lực của nó,. Thông qua đó có thể lựa chọn, thi công một cách hợp lý. Đồng thời, gia tăng hiệu quả tối ưu trong công năng sử dụng.

Xem thêm những bài viết đặc sắc cùng chuyên mục tại:

Nguồn: kienviet.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *