Đây là một tình trạng vô cùng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Khi mà cứ 500 trẻ thì mới có 1 trẻ mắc bệnh. Đứa trẻ dù đã 2 tháng tuổi, tuy nhiên phần rốn vẫn liên tục chảy dịch lạ. Em bé đã được mẹ cho dùng đủ loại thuốc thoa nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng này. Bệnh U hạt rốn là trường hợp hiếm gặp ở trẻ.
Sau một thời gian do thấy tình trạng của con. Không những vậy con có xu hướng nặng thêm. Vậy nên mẹ bé đã quyết định đưa con đi khám. Sau khi đến bệnh viện rửa rốn và thăm khám, bé được bác sĩ chuẩn đoán bệnh. Tình trạng bé đang gặp phải là một hiện tượng bất thường khi cứ 500 trẻ rộn rốn sẽ có 1 trẻ mắc phải.
Tình trạng của bé khi được đưa đến bệnh viện
Theo thông tin được đăng tải mới nhất trên trang Pháp luật và Bạn đọc. Tại Bệnh viện (BV) đa khoa trung tâm Tiền Giang ở khoa nhi đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi đặc biệt. Bác sĩ Nguyễn Thành Úc- Bác sĩ khoa Nhi vừa cho hay là ở đây đã tiếp nhận một trường hợp bé sơ sinh bị u hạt rốn điển hình.
Bác sĩ cho biết thêm đó là bệnh nhi là bé Lê Bảo H. (2 tháng tuổi). Bé đã được mẹ đưa đến khám vì rốn bé liên tục chảy nước từ ngày rụng rốn. Mặc dù gia đình đã mua đủ loại thuốc thoa cho con những không thuyên giảm. Khi đến thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ thấy rốn bé có nhiều chất dịch màu vàng vón cục quanh rốn. Chúng có trộn thêm với nước màu xanh lơ do mẹ bé thoa thuốc vào.
Cũng theo bác sĩ Úc, chồi rốn (hay u hạt rốn) của bé H. là một trường hợp sơ sinh bất thường. Tỷ lệ mắc bệnh này ở các bé cũng không quá cao, khi mà cứ 500 bé rụng rốn, sẽ có một bé bị chồi rốn. Bệnh này xuất hiện là vì khi mang thai, dây rốn đảm nhiệm việc mang chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi. Sau khi sinh, dây rốn của bé sẽ được cắt và để một đoạn. Phần dây rốn được để lại này thường tự rụng trong vòng 1 đến 3 tuần sau sinh. Nhưng trong một số trường hợp, quá trình lành của rốn sau khi rụng của trẻ bị rối loạn. Từ đó hình thành mô sẹo thừa, tạo thành u hạt rốn ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây ra U hạt rốn ở trẻ sơ sinh
Theo nhiều nghiên cứu và báo cáo thì hiện nay các chuyên gia Y tế vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cho bệnh lý này ở trẻ. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng điều kiện chăm sóc và bệnh lý của trẻ không liên quan đến khả năng trẻ mắc u hạt rốn.
Theo lẽ thường thì sau khi dây rốn bị cắt sẽ để lại một đoạn ngắn ở rốn của em bé. Phần dây rốn này thường khô và tự rụng mà không cần bất kỳ tác động nào. Thường thì cũng sẽ không có bất kỳ biến chứng nào. Nhưng đôi khi dây rốn đã rụng nhưng lại xuất hiện một khối u hạt rốn ở dưới chân rốn. Khối u này sẽ được hình thành từ các mô quá phát của cơ thể. Một u hạt rốn giống như mô sẹo hình thành khi rốn lành lại sau khi mất dây rốn.
Các triệu chứng của U hạt rốn ở trẻ sơ sinh
Thông thường một u hạt rốn sẽ là một khối mô ẩm và đỏ xuất hiện trên rốn. Bố mẹ sẽ có thể dễ dàng nhìn thấy giống như rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt hay xuất hiện chồi rốn ở trẻ. Bên cạnh đó các triệu chứng khác có thể bao gồm:
– Xuất hiện rỉ dịch có màu vàng.
– Phần rốn của trẻ thường xuyên ẩm.
– Da quanh rốn bị kích ứng nhẹ.
U hạt rốn thường không phải là bệnh lý đáng ngại. Chúng cũng không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, do tình trạng rốn bị ẩm thường xuyên nên tạo điều kiện cho rốn dễ bị nhiễm trùng. Việc này có thể khiến trẻ gặp phải các bệnh lý khác. Các bệnh lý kèm theo mà trẻ có thể mắc sẽ thường có các triệu chứng như sau:
– Trẻ bị sốt.
– Đau hoặc khó chịu khi bố mẹ chạm vào rốn hoặc mô xung quanh.
– Rốn bị sưng.
– Chạm vào rốn thì thấy ấm.
– Có vệt da đỏ dẫn từ rốn.
– Chảy mủ từ u hạt rốn.
Nếu gặp các triệu chứng của nhiễm trùng, phụ huynh hoặc người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến cơ sở Y tế có chuyên khoa nhi để được khám và điều trị kịp thời. Một nghiên cứu ở nước ngoài gần đây cũng cho thấy nếu kẹp gần cuống rốn trong 24 giờ sau sinh cũng giúp ngăn ngừa u hạt rốn.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên khi chăm sóc phần rốn của trẻ
Để bé không bị u hạt rốn, bác sĩ khuyên các bà mẹ nên chú ý đến khâu chăm sóc rốn bé sơ sinh đúng cách.
– Trước hết mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng, sau đó dùng bông tăm thấm nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý, rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng rốn cho bé theo trình tự từ chân rốn, thân rốn rồi đến bề mặt của cuống rốn.
– Sau đó, mẹ thay tăm bông sạch khác thấm lại cho khô vùng cuống rốn và chân rốn của bé.
– Đối với vùng da xung quanh rốn, phụ huynh nên dùng cồn 70 độ, lau từ chân rốn ra ngoài. Không băng kín rốn, mà phải để rốn thông thoáng với khí trời.
– Khi quấn tã, không nên quấn đè lên rốn, vì nếu tã quấn luôn rốn, rốn sẽ dễ bị dính phân hay nước tiểu của bé thấm lên tã.
– Không bao giờ rắc kháng sinh, các hóa chất, lá cây dân tộc… lên rốn của bé. Mọi loại thuốc dùng cho bé, bà con đều phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Khi thấy rốn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nguồn: Phunusuckhoe.com