Lần đầu làm mẹ, những lưu ý để tránh bị sinh non

Sinh con đủ ngày đủ tháng luôn là trăn trở của các bà mẹ. Nhất là những bà mẹ lần đầu mang thai chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó đây cũng là điều những người sinh lần 2, lần 3 hay gặp phải do chủ quan. Việc bé con của bạn có được sinh ra đủ ngày đủ tháng hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố về dinh dưỡng, thói quen sống, sức khỏe của mẹ và thai nhi,…. Và dưới đây sẽ là những điều mà các mẹ bầu cần phải lưu ý trong thai kỳ để tránh sinh non. Tránh để mẹ bầu và bé rơi vào tình trạng không mong muốn này.

Tình hình mẹ bầu sinh non hiện nay 

Đối với mẹ bầu, nhất là với những mẹ lần đầu mang thai. Sự lo lắng và thắc mắc về thời gian sinh sẽ khá nhiều. Tuy nhiên thì không có ai có thể chắc chắn về điều này. Thời gian sinh con của mẹ bầu có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngay cả thời gian dự sinh của bác sĩ đưa ra cũng chưa chắc đã chính xác. Mọi thứ luôn chỉ là dự đoán. Với tình hình xã hội và đời sống hiện nay, việc sinh nở dường như khó khăn hơn. Đó cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ sinh non ngày một tăng.

Theo các chuyên ra trong ngành, rất ít phụ nữ có ngày dự sinh đúng với ngày sinh. Phần lớn đều có thể sinh sớm hơn hoặc muộn hơn đến 1-2 ngày. Tỷ lệ phụ nữ sinh đúng ngày chỉ chiếm khoảng 5% số lượng sản phụ sinh con. Còn lại 95% thì đều sinh lệch ngày. Trong đó có 10% phụ nữ sinh trước 38 tuần thai và 42 tuần. Còn khoảng 10% các sản phụ sẽ sinh con ở các tuần còn lại là từ 38-42 tuần.

Vậy nên ngày dự sinh chỉ là tương đối để các mẹ bầu tham khảo. Các mẹ bầu nên có chuẩn bị cho mọi tình huống xảy ra. Dù là sinh sớm, sinh muộn hay sinh đúng ngày.

Nhóm mẹ bầu có nguy cơ sinh non 

Tỷ lệ sinh non sẽ cao hơn khi các mẹ bầu thuộc 4 nhóm dưới đây. Vậy nên nếu bạn nằm ở 1 trong 4 nhóm này hãy vô cùng lưu ý khi mang bầu. Có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp mẹ bầu chào đón con một cách hoàn hảo nhất.

Nhóm mẹ bầu có nguy cơ sinh non
Nhóm mẹ bầu có nguy cơ sinh non

Mẹ bầu khung xương to nhưng thai nhỏ

Sản phụ trong quá trình sinh thường thì thai nhi sẽ cần phải đi qua khung xương chậu của người mẹ. Vì vậy những mẹ bầu có phần khung xương hông nhỏ và xương hông hẹp thì việc sinh nở sẽ khó khăn hơn. Trong trường hợp này thì những mẹ bầu có khung xương to và xương hông rộng sẽ dễ sinh hơn.

Vậy nên nếu một mẹ bầu có khung xương chậu to nhưng thai bé sẽ rất dễ bị sinh non. Điều này xảy ra vì trong quá trình mang thai mẹ không bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Thiếu chất, chậm phát triển khiến cân nặng của thai nhi thấp, con nhỏ thì về cơ bản sẽ dễ sinh sớm hơn so với ngày dự sinh.

Mẹ bầu mang đa thai

Khi bạn mang đa thai thì khả năng sinh non của bạn sẽ cao gấp 7 – 10 lần so với mẹ bầu mang thai đơn. Nguyên nhân là do đâu? Đơn giản vì mẹ bầu mang đa thai sẽ phải chịu sức nặng nhiều hơn. Việc mang đa thai làm tăng áp lực ổ bụng và tăng mức độ căng lên của tử cung.

Những điều này dễ gây ra hàng loạt hội chứng thai nghén và dẫn đến khả năng sinh sớm cao hơn so với người bình thường. Vậy nên những mẹ bầu đang mang đa thai thì nên có sự chuẩn bị trước để tránh bị động khi sinh con sớm.

Mẹ bầu mang đa thai thường dễ sinh non hơn
Mẹ bầu mang đa thai thường dễ sinh non hơn

Tuổi của mẹ bầu quá già hoặc quá trẻ

Việc mẹ bầu quá trẻ hay quá già cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sinh non. Khi mẹ bầu có độ tuổi trên 35, đây là thời điểm chức năng cơ thể suy giảm dần, lượng hormone trong cơ thể không ổn định. Điều này thúc đẩy việc sản phụ sinh con sớm. Những khi thai phụ quá trẻ thì hệ sinh dục phát triển chưa hoàn thiện. Cơ thể chưa phát triển đầy đủ khả năng làm mẹ khiến tỷ lệ sinh non cũng tăng cao.

Bản thân hoặc người thân trong gia đình từng có tiền sử sinh non

Khi một người nào đó trong gia đình bạn từng có tiền sử sinh non thì bạn cũng nên cẩn thận. Vì việc này liên quan đến di truyền và tỉ lệ hoocmon trong cơ thể. Việc ai đó trong gia đình bạn đã từng sinh non cũng khiến cho tỷ kệ sinh non của bạn cao lên bất ngờ.

Bản thân bạn đã từng sinh con và bị sinh non. Vậy thì những lần mang thai sau cũng cực kỳ phải lưu ý. Do việc quen dạ cũng dễ dẫn đến tình trạng thúc đẩy sinh non.

Mẹ bầu có tiền sử sinh non dễ có nguy cơ bị lại
Mẹ bầu có tiền sử sinh non dễ có nguy cơ bị lại

Với các bà mẹ đang có bầu, thì hãy xác định rằng ngày dự sinh chỉ để tham khảo chứ không phải là cột mốc chính xác về thời điểm sinh. Mọi thứ đều có thể thay đổi theo thời gian. Việc ngày dự sinh có thể không đúng cũng được các bác sĩ nhắc nhở trong những lần khám thai. Lý do là vì ngày dự sinh được dựa trên ngày hành kinh cuối cùng. Mà nhiều khi các thai phụ không nhớ chính xác ngày này nên kết quả có sự chênh lệch là điều đương nhiên. Vậy nên hãy để ý đến các biểu hiện, triệu chứng của cơ thể để luôn sẵn sàng thay vì đinh ninh tin vào ngày dự sinh.

Các dấu hiệu chuyển dạ thông báo chính xác về việc bạn sắp sinh

Ra máu màu đỏ

Việc vùng kín của bạn tiết ra một lượng máu nhỏ, chúng có thể nhìn thấy trên quần lót. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo việc sắp sinh. Vậy nên bạn đừng bỏ qua chúng nhé.

Xuất hiện các cơn đau, co thắt thường xuyên

Trong cả thai kỳ, việc mẹ bầu thỉnh thoảng gặp những cơn co thắt là điều bình thường. Tuy nhiên khi những cơn co thắt này diễn ra liên tục, thường xuyên thì đây chính là dấu hiệu chuyển dạ. Vậy nên mẹ bầu không được chủ quan với những biểu hiện này.

Vỡ ối non

Khi các cơn co thắt diễn ra mạnh mẽ, áp lực trong khoang ối của tử cung sẽ tăng lên. Việc này có thế khiến màng thai có thể bị vỡ nếu không chịu được áp lực quá lớn. Điều này khiến cho mẹ bầu bị tiểu són, vỡ ối. Thuật ngữ chuyên môn gọi là “vỡ ối non”.

Cảm giác muốn đi “Đại tiện”

Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng thời điểm trước lúc sinh họ thường có cảm giác muốn đi đại tiện. Thực tế nguyên nhân là do áp lực lên trực tràng sau khi thai nhi tiếp cận ống sinh.

Mẹ bầu nếu có bất kỳ biểu hiện nào như trên hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện để theo dõi và có hỗ trợ của bác sĩ. 

Nguồn: Phunusuckhoe.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *