Bệnh hen suyễn khiến bé khó thở khi vui chơi ở những khu vực có hoa

Bệnh hen suyễn còn có tên gọi khác là bệnh hen phế quản. Đây là một bệnh lí viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Hen suyễn được chia ra làm hai dạng chính là hen mạn tính và hen cấp tính. Căn bệnh này xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Khi mắc bệnh sẽ gây nên rất nhiều sự khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân. Thậm chí có nhiều trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ thông thường sẽ khỏi khi bé trên 6 tuổi. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần chú ý nhận biết sớm để có các dự phòng điều trị.

Bệnh hen suyễn khiến bé khó thở khi vui chơi ở những khu vực có hoa

Chị Nguyễn Thị Nga (Hà Nội) cho biết bé nhà chị năm nay 3 tuổi, bé thường xuyên bị hen suyễn. Có lần, chị Nga mua hoa ly về cắm trang trí trong nhà. Ngay khi tiếp xúc gần khu vực có hoa chị thấy con có hiện tượng khóc, không thở được. Chị vô cùng lo lắng và để bé vào phòng ngủ nằm một lúc. Sau đó bé có dấu hiệu nhẹ hơn.

Bé khó thở khi tiếp xúc gần khu vực có hoa
Bé khó thở khi tiếp xúc gần khu vực có hoa

Một lần khác, chị cho bé ra công viên chơi, chỉ nửa tiếng sau bé có dấu hiệu khóc, khó thở. Thấy có hiện tượng lạ, chị cho bé đi khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán bé bị hen suyễn từ một tác nhân dị ứng là dị ứng với phấn hoa. Từ đó, chị không dám cho con ra ngoài chơi đặc biệt là các khu vực có hoa vì bé lên cơn dị ứng và hen suyễn không thở được.

Một số chia sẻ của bác sĩ về bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn

BSCK II Dư Minh Trí – trưởng Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trẻ bị hen suyễn khác hoàn toàn với viêm phế quản. Vào mùa đông, xuân, số lượng trẻ vào viện vì hen cấp tính rất nhiều. Các chất ô nhiễm trong môi trường cộng với việc tiếp xúc nhiều tác nhân dị ứng có trong thức ăn và thế giới xung quanh chính là thủ phạm âm thầm gây hen suyễn ở trẻ. Bản chất của hen suyễn liên quan tới dị ứng và được di truyền từ thế hệ trước. Nếu trong nhà có cha mẹ, ông bà, anh chị bị hen suyễn thì bé cũng dễ bị hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hen suyễn
Có rất nhiều nguyên nhân gây hen suyễn

Hen suyễn thì bản chất hơi giống bệnh dị ứng. Bệnh không phát liên tục mà lên theo cơn khoảng vài giờ. Khi trẻ lên cơn hen suyễn, phế quản co thắt lại và khiến đường dẫn khí hẹp lại. Đây là nguyên nhân khiến bé sẽ khó thở hơn, dấu hiệu hô hấp diễn tiến nhanh hơn.

Ngoài ra, bản thân tiền căn của trẻ bị hen suyễn cũng ít xảy ra một lần. Gen này có thể đi theo suốt cuộc đời em bé và lớn lên trẻ tiếp xúc nhiều với dị nguyên đường hô hấp. Tình trạng này có thể do phản ứng miễn dịch với các chất kích ứng (chất dị ứng như khói bụi, phấn hoa và nấm mốc) và những chất ô nhiễm trong môi trường (như khói thuốc lá) gây ra. Thực tế giữa hen suyễn và dị ứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 60% bệnh nhân hen suyễn do dị ứng hoặc sốt gây ra.

Biểu hiện của bệnh hen suyễn

Bác sĩ Trí cho biết thêm, với trẻ hen suyễn cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hen suyễn ở em bé không phải hen suyễn mãn tính như ở người lớn. Khi trẻ lớn lên, khoảng qua 6 tuổi, tình trạng này sẽ mất đi. Vì vậy, các bé ở giai đoạn mầm non lên cơn khò khè, khó thở thì cha mẹ không cần sợ hãi với bệnh của con.

Còn đối với trẻ bị viêm phế quản là do nhiễm siêu vi, vi trùng dẫn đến đường dẫn khí phù nề, bít tắc đường dẫn khí. Tình trạng viêm nhiễm này diễn tiến sau vài ngày, trẻ kèm theo sốt như môi khô, lưỡi trắng. Trẻ lên cơn khó thở cấp tính đó là hen suyễn không phải viêm hô hấp.

Cách điều trị căn bệnh này

Muốn chẩn đoán hen suyễn, trước đây phải đo độ co giãn phổi. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể thực hiện ở trẻ trên 6 tuổi. Nhưng hiện tại có thể có máy đo xung động khí để xác định có phải hen suyễn hay không.

Theo bác sĩ Trí, khi điều trị hen suyễn, bác sĩ sử dụng thuốc qua đường khí dung. Bởi phế quản là phần nhỏ nếu cho uống thuốc thông thường sẽ kém hiệu quả hơn. Bởi chúng qua ruột, hấp thu qua máu rồi vào gan thì đi rất nhiều cơ quan khác nhau. Như vậy sẽ chậm tác động tới phế quản. Vậy nên, bác sĩ sử dụng thuốc xông để hiệu quả cắt cơn hen nhanh hơn. Nếu bé có biểu hiện của cơn hen, biện pháp này sẽ đáp ứng rất nhanh khỏi các triệu chứng khó thở.

Mời bạn cùng tham khảo những thông tin hữu ích khác tại:

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *